KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI


KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI

KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI

 Jollibee là một câu chuyện thành công phi thường bởi chỉ từ 2 tiệm kem nhỏ hình thành vào năm 1975, chuyên bán các món ăn nóng và bánh mì kẹp đã trở thành công ty với 7 cửa hàng vào năm 1978, chuyên về hamburger. Sau đó trở thành một tập đoàn tạo nên cuộc cách mạng thức ăn nhanh tại Philippines.

Jollibee hiện có hơn 1000 cửa hàng tại Philippines và hơn 300 cửa hàng tại các quốc gia trên khắp thế giới như Mỹ, Hong Kong, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar, Brunei, Trung Quốc, và Việt Nam.

Người sáng lập

Tony Tan Caktiong, Caktiong sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em. Cha ông là người phục vụ bếp tại một nhà hàng và cũng là đầu bếp trong một tu viện Phật giáo ở Manila, Philippines. Với kinh nghiệm về ẩm thực, gia đình Caktiong đã mở một nhà hàng ở thành phố Davao, miền nam Philippines. Từ bé Caktiong đã có năng khiếu trong việc đánh giá món ăn.

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Ông từng kể với phóng viên rằng: “Mẹ tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất nhà vì khó tính trong chuyện ăn uống”. Nhờ vị giác trời phú cùng với niềm đam mê, sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ Caktiong đã cho ra đời chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang tên Jollibee.

Con đường khởi nghiệp

Caktiong tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng Đại học Santo Tomas và dự định nối nghiệp cha, Tuy nhiên, một sự kiện bước ngoặt đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời ông. Đó là vào năm 1975, khi đó Caktiong 22 tuổi, ông tới thăm một nhà máy kem và quyết định chi 7.000USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Sau đó, ông mở 2 cửa hàng kem ở Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo, Philippines. Để cạnh tranh với đối thủ, cửa hàng kem của Tan bán ra phần kem to hơn với cùng mức giá. Song, người Philippines lại thích ăn một chút gì đó nóng trước khi nếm thức ăn lạnh. Tâm lý này đã thúc đẩy hai vợ chồng Tan bán thêm sandwich lẫn hamburger.

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Tới cuối những năm 1970, ông quyết định chuyển sang kinh doanh hamburger. Ông và vợ đã tìm mua tất cả các loại burger ở Manila để đánh giá và nắm bắt khẩu vị của thị trường. Hiện tại, người sáng lập Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm theo cách thức như vậy nhưng trên phạm vi toàn cầu.

Năm 1978, Caktiong khai trương cửa hàng Jollibee đầu tiên với món hamburger mới có tên Yumburger và tạo nên cơn sốt. Khởi đầu thành công thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa thêm nhiều món mới như gà rán, spaghetti và món ăn bản địa Philippines vào thực đơn. Khi Jollibee có 5 cửa hàng, Caktiong đã nói với các cộng sự rằng ông muốn xây dựng một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới.

Đến năm 1980, Caktiong ra mắt chú ong đỏ, biểu tượng cho thương hiệu Jollibee. Chú ong này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của trẻ em Philippines. Những bạn nhỏ đã năn nỉ ba mẹ tổ chức sinh nhật cho mình ở Jollibee. Bằng cách ấy, biểu tượng chú ong đỏ đã giúp tăng mức độ hiện diện của thương hiệu Jollibee đối với khách hàng địa phương. Đức tính chăm chỉ, lạc quan, vui vẻ của ong đỏ rất giống đặc trưng của người Philippines và cả Tony Tan Caktiong nên ông đã quyết định chọn con vật này làm linh vật. Tony Tan Caktiong cũng hy vọng tập thể nhân viên làm việc tại đây sẽ theo đuổi tinh thần đó, đưa Jollibee ngày càng phát triển.

Cố Đầu bếp Anthony Bourdain đã ghé Jollibee vào năm 2016 khi ghi hình một chương trình tại Philippines. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đã ghé thăm một cửa hàng Jollibee ở Manila vào năm ngoái. Không chỉ “ăn nên làm ra” ở Philippines, Jollibee còn là địa điểm ăn uống yêu thích của người dân tại các quốc gia khác trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Qatar, Brunei, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Mỹ…

Thị trường F&B fast foods tiềm năng

F&B được dự đoán sẽ ngày càng phát triển, mở ra cơ hội làm giàu cho những ai biết cách chinh phục thực khách trong thị trường này. Trên đây là những thông tin về hành trình đưa Jollibee đi vào huyền thoại của “chú ong” Tony Tan Caktiong, còn câu chuyện của bạn thì sao?

Để thành công, điều quan trọng nhất là phải dám ước mơ và không sợ hãi thất bại. Nhưng mơ ước thôi chưa đủ mà còn phải dồn toàn bộ năng lượng vào đó để hành động biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Biên tập và tổng hợp

Đội ngũ Sen Việt


KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI

KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI

 Jollibee là một câu chuyện thành công phi thường bởi chỉ từ 2 tiệm kem nhỏ hình thành vào năm 1975, chuyên bán các món ăn nóng và bánh mì kẹp đã trở thành công ty với 7 cửa hàng vào năm 1978, chuyên về hamburger. Sau đó trở thành một tập đoàn tạo nên cuộc cách mạng thức ăn nhanh tại Philippines.

Jollibee hiện có hơn 1000 cửa hàng tại Philippines và hơn 300 cửa hàng tại các quốc gia trên khắp thế giới như Mỹ, Hong Kong, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Qatar, Brunei, Trung Quốc, và Việt Nam.

Người sáng lập

Tony Tan Caktiong, Caktiong sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em. Cha ông là người phục vụ bếp tại một nhà hàng và cũng là đầu bếp trong một tu viện Phật giáo ở Manila, Philippines. Với kinh nghiệm về ẩm thực, gia đình Caktiong đã mở một nhà hàng ở thành phố Davao, miền nam Philippines. Từ bé Caktiong đã có năng khiếu trong việc đánh giá món ăn.

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Ông từng kể với phóng viên rằng: “Mẹ tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất nhà vì khó tính trong chuyện ăn uống”. Nhờ vị giác trời phú cùng với niềm đam mê, sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ Caktiong đã cho ra đời chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang tên Jollibee.

Con đường khởi nghiệp

Caktiong tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng Đại học Santo Tomas và dự định nối nghiệp cha, Tuy nhiên, một sự kiện bước ngoặt đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời ông. Đó là vào năm 1975, khi đó Caktiong 22 tuổi, ông tới thăm một nhà máy kem và quyết định chi 7.000USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Sau đó, ông mở 2 cửa hàng kem ở Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo, Philippines. Để cạnh tranh với đối thủ, cửa hàng kem của Tan bán ra phần kem to hơn với cùng mức giá. Song, người Philippines lại thích ăn một chút gì đó nóng trước khi nếm thức ăn lạnh. Tâm lý này đã thúc đẩy hai vợ chồng Tan bán thêm sandwich lẫn hamburger.

Ảnh: Khởi nghiệp từ Gà rán Jollibee – Huyền thoại fast foods thế giới

Tới cuối những năm 1970, ông quyết định chuyển sang kinh doanh hamburger. Ông và vợ đã tìm mua tất cả các loại burger ở Manila để đánh giá và nắm bắt khẩu vị của thị trường. Hiện tại, người sáng lập Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm theo cách thức như vậy nhưng trên phạm vi toàn cầu.

Năm 1978, Caktiong khai trương cửa hàng Jollibee đầu tiên với món hamburger mới có tên Yumburger và tạo nên cơn sốt. Khởi đầu thành công thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa thêm nhiều món mới như gà rán, spaghetti và món ăn bản địa Philippines vào thực đơn. Khi Jollibee có 5 cửa hàng, Caktiong đã nói với các cộng sự rằng ông muốn xây dựng một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới.

Đến năm 1980, Caktiong ra mắt chú ong đỏ, biểu tượng cho thương hiệu Jollibee. Chú ong này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của trẻ em Philippines. Những bạn nhỏ đã năn nỉ ba mẹ tổ chức sinh nhật cho mình ở Jollibee. Bằng cách ấy, biểu tượng chú ong đỏ đã giúp tăng mức độ hiện diện của thương hiệu Jollibee đối với khách hàng địa phương. Đức tính chăm chỉ, lạc quan, vui vẻ của ong đỏ rất giống đặc trưng của người Philippines và cả Tony Tan Caktiong nên ông đã quyết định chọn con vật này làm linh vật. Tony Tan Caktiong cũng hy vọng tập thể nhân viên làm việc tại đây sẽ theo đuổi tinh thần đó, đưa Jollibee ngày càng phát triển.

Cố Đầu bếp Anthony Bourdain đã ghé Jollibee vào năm 2016 khi ghi hình một chương trình tại Philippines. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đã ghé thăm một cửa hàng Jollibee ở Manila vào năm ngoái. Không chỉ “ăn nên làm ra” ở Philippines, Jollibee còn là địa điểm ăn uống yêu thích của người dân tại các quốc gia khác trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Qatar, Brunei, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Mỹ…

Thị trường F&B fast foods tiềm năng

F&B được dự đoán sẽ ngày càng phát triển, mở ra cơ hội làm giàu cho những ai biết cách chinh phục thực khách trong thị trường này. Trên đây là những thông tin về hành trình đưa Jollibee đi vào huyền thoại của “chú ong” Tony Tan Caktiong, còn câu chuyện của bạn thì sao?

Để thành công, điều quan trọng nhất là phải dám ước mơ và không sợ hãi thất bại. Nhưng mơ ước thôi chưa đủ mà còn phải dồn toàn bộ năng lượng vào đó để hành động biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Biên tập và tổng hợp

Đội ngũ Sen Việt


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *