HƯỚNG ĐI NÀO CHO NGÀNH F&B VIỆT NAM HẬU COVID
HƯỚNG ĐI NÀO CHO NGÀNH F&B VIỆT NAM HẬU COVID

by webadmin
Theo Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cả nước hiện có hơn 540.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, bao gồm các cơ sở kinh doanh truyền thống, nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, cửa hàng cà phê, các quán bar và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid 19
Tuy nhiên, thời gian gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid 19 đã tạo nên làn sóng cách ly xã hội và hạn chế di chuyển ở hầu hết các quốc gia trong và ngoài nước. Chính điều này đã kéo theo những thiệt hại to lớn đối với nền kinh tế. Hầu như tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn đang trong đà trượt dốc kéo dài và điển hình cho sự thiệt hại trực tiếp và sớm nhất đó là ngành dịch vụ.
Các chuỗi khách sạn, nhà hàng rơi vào trạng thái “ngủ đông” và ngành F&B Việt Nam mùa Covid cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh của ngành F&B Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Khả năng tiếp tục tăng trưởng ngành F&B như thế nào ?
Theo nghiên cứu của Vietnam Report, F&B chiếm khoảng 15% GDP và có khả năng tiếp tục tăng trưởng lên trong năm 2020-2021. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép rơi vào khoảng 10% mỗi năm, vượt trội hơn so với mức tăng trưởng chung.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn 2014 – 2019, ngành F&B Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, khi kinh tế – xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, đặc biệt biệt là tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng tăng.
Nielsen tính toán, năm 2022, Việt Nam có khoảng 33 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu thành thị và sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2030. Tầng lớp trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi phí tiêu dùng trên 15 USD/người/ngày, trong đó, 30 – 40% thu nhập được chi tiêu vào thức uống và thực phẩm.
Doanh thu trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,% so với năm 2018. Dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023.
Ngay sau giãn cách xã hội kết thúc vào ngày 22/4, các nhà hàng, quán cà phê, trà sữa, các tụ điểm ăn uống trong nước đã bắt đầu mở cửa trở lại. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngành dịch vụ đã bắt đầu hoạt động mở cửa đón khách trở lại. Thực tế, kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua đã chứng kiến được sự thay đổi rõ ràng khi lượng khách đến các nhà hàng, tụ điểm ăn uống đã tăng một cách đáng kể.
Các ông lớn như golden gate, redsun…đang có dấu hiệu phục hồi mạnh sau đợt thiệt hại nặng nề do dịch Covid, ngành dịch vụ đang có dấu hiệu phục hồi và có nhiều cơ hội tăng trưởng , đó là đòn bẫy cho sự đi lên của ngành F&B.
“Sống chung với dịch” dịch chuyển phát triển ngành F&B
Nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp F&B tại Việt Nam là sự thay đổi về các yếu tố văn hoá và kinh tế đặc thù. Người Việt đang có nhu cầu ăn uống ngoài, cộng thêm yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên. Họ sẵn sàng trả một mứa giá hợp lý thậm chí là cao nếu nhà hàng của bạn cung cấp đồ ăn ngon, chất lượng phục vụ tốt.
Như vậy tiềm năng phát triển của ngành F&B là vô cùng lớn. Mặc dù Ngành F&B đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của Covid 19 để lại, Tuy nhiên thách thức cũng chính là cơ hội. Các nhà hàng làm trong ngành F&B nếu biết tận dụng thời gian này để có thể xây dựng lại hình ảnh, củng cố quá trình vận hành và nâng cao chất lượng của nhân viên thì có thể dễ dàng vượt qua mùa dịch và sẽ sớm nhanh chóng trở lại với thời kì vàng son.
Đội ngũ Sen Việt
Recommended Posts

GIẢI PHÁP KINH DOANH XE GÀ RÁN TẠI VIỆT NAM
Tháng Bảy 24, 2023

LỢI ÍCH CỦA BỘT PHÔ MAI BẠN KHÔNG THỂ BỎ LỠ
Tháng Năm 12, 2023

KINH NGHIỆM CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH GÀ RÁN
Tháng Tư 8, 2023
HƯỚNG ĐI NÀO CHO NGÀNH F&B VIỆT NAM HẬU COVID

by webadmin
Theo Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cả nước hiện có hơn 540.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, bao gồm các cơ sở kinh doanh truyền thống, nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, cửa hàng cà phê, các quán bar và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid 19
Tuy nhiên, thời gian gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid 19 đã tạo nên làn sóng cách ly xã hội và hạn chế di chuyển ở hầu hết các quốc gia trong và ngoài nước. Chính điều này đã kéo theo những thiệt hại to lớn đối với nền kinh tế. Hầu như tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn đang trong đà trượt dốc kéo dài và điển hình cho sự thiệt hại trực tiếp và sớm nhất đó là ngành dịch vụ.
Các chuỗi khách sạn, nhà hàng rơi vào trạng thái “ngủ đông” và ngành F&B Việt Nam mùa Covid cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh của ngành F&B Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Khả năng tiếp tục tăng trưởng ngành F&B như thế nào ?
Theo nghiên cứu của Vietnam Report, F&B chiếm khoảng 15% GDP và có khả năng tiếp tục tăng trưởng lên trong năm 2020-2021. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép rơi vào khoảng 10% mỗi năm, vượt trội hơn so với mức tăng trưởng chung.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor, giai đoạn 2014 – 2019, ngành F&B Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, khi kinh tế – xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, đặc biệt biệt là tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng tăng.
Nielsen tính toán, năm 2022, Việt Nam có khoảng 33 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu thành thị và sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2030. Tầng lớp trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi phí tiêu dùng trên 15 USD/người/ngày, trong đó, 30 – 40% thu nhập được chi tiêu vào thức uống và thực phẩm.
Doanh thu trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,% so với năm 2018. Dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023.
Ngay sau giãn cách xã hội kết thúc vào ngày 22/4, các nhà hàng, quán cà phê, trà sữa, các tụ điểm ăn uống trong nước đã bắt đầu mở cửa trở lại. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngành dịch vụ đã bắt đầu hoạt động mở cửa đón khách trở lại. Thực tế, kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua đã chứng kiến được sự thay đổi rõ ràng khi lượng khách đến các nhà hàng, tụ điểm ăn uống đã tăng một cách đáng kể.
Các ông lớn như golden gate, redsun…đang có dấu hiệu phục hồi mạnh sau đợt thiệt hại nặng nề do dịch Covid, ngành dịch vụ đang có dấu hiệu phục hồi và có nhiều cơ hội tăng trưởng , đó là đòn bẫy cho sự đi lên của ngành F&B.
“Sống chung với dịch” dịch chuyển phát triển ngành F&B
Nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển vượt trội của nền công nghiệp F&B tại Việt Nam là sự thay đổi về các yếu tố văn hoá và kinh tế đặc thù. Người Việt đang có nhu cầu ăn uống ngoài, cộng thêm yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên. Họ sẵn sàng trả một mứa giá hợp lý thậm chí là cao nếu nhà hàng của bạn cung cấp đồ ăn ngon, chất lượng phục vụ tốt.
Như vậy tiềm năng phát triển của ngành F&B là vô cùng lớn. Mặc dù Ngành F&B đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của Covid 19 để lại, Tuy nhiên thách thức cũng chính là cơ hội. Các nhà hàng làm trong ngành F&B nếu biết tận dụng thời gian này để có thể xây dựng lại hình ảnh, củng cố quá trình vận hành và nâng cao chất lượng của nhân viên thì có thể dễ dàng vượt qua mùa dịch và sẽ sớm nhanh chóng trở lại với thời kì vàng son.
Đội ngũ Sen Việt
Recommended Posts

KHỞI NGHIỆP TỪ GÀ RÁN JOLLIBEE – HUYỀN THOẠI FAST FOODS THẾ GIỚI
Tháng Mười 7, 2020

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG
Tháng Mười 2, 2020

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Tháng Chín 19, 2020